Hai yếu tố thúc đẩy mặt bằng giá mới cho cước vận tải

Hai yếu tố thúc đẩy mặt bằng giá mới cho cước vận tải

vận tại bắc nam

vận chuyển bắc nam

vận chuyển uy tính

vận chuyển chất lượng

vận chuyển nhanh chóng
vận tải liên nam việt
Hai yếu tố thúc đẩy mặt bằng giá mới cho cước vận tải
Trước việc giá xăng dầu đồng loạt tăng, đại diện một DN vận tải đã gửi đến DĐDN ý kiến về việc này.

Chỉ trong thời gian rất ngắn, chừng 2 tháng, thị trường vận tải đã “nhận” hai tác động rất mạnh. Đó là việc Bộ GTVT quyết liệt triển khai siết chặt cân tải trọng đường bộ và việc xăng dầu tăng giá liên tiếp. Vậy là cước chuyên chở hàng hóa sẽ có... mặt bằng giá mới.

Bất ngờ không của riêng ai
Xăng dầu tăng giá lần này thực sự đã gây bất ngờ cho người tiêu dùng, DN và toàn xã hội. Bất ngờ là vì, ngày 23/6/2014, dầu mazut và dầu hỏa cũng đã đồng loạt tăng thêm 170-320 đồng/lít, kg.

Nhưng đến 20 giờ ngày 7/7/2014, xăng dầu lại được tăng tối đa 410 đồng/lít. Đương nhiên, việc hai DN giữ thị phần xăng dầu lớn nhất Việt Nam tăng giá xăng dầu là đã được Bộ Tài chính cho phép. Trong một động thái dường như để an ủi người tiêu dùng, Bộ Tài chính cũng đồng thời quyết định giảm chi quỹ bình ổn xăng dầu. Hàm ý của việc tăng giá xăng dầu cùng lúc với giảm chi quỹ bình ổn rất rõ ràng: tăng là lựa chọn bắt buộc, không thể đừng. Nhưng mức tăng là chưa đảm bảo cắt lỗ cho các DN đầu mối, nên chỉ đóng vai trò giúp kéo dài thời gian sử dụng quỹ bình ổn. Nhưng thực tế, không ai giải thích được tại sao Bộ Tài chính lại phê chuẩn việc tăng giá xăng dầu chỉ sau 12 ngày giảm giá. Khoảng cách rất ngắn giữa hai lần giảm rồi đột ngột tăng giá xăng dầu lần này dường như cho thấy các nhà quản lý giá xăng dầu đang lúng túng trong dự đoán biến động giá của thị trường, nên không thể cân đối được hoạt động tăng, giảm giá để tránh gây sốc cho tiêu dùng toàn xã hội.

Mặt khác, do DN phải có tờ trình “xin” tăng, hay giảm giá xăng dầu. Nên có thể hiểu, tại thời điểm tăng giá xăng dầu ngày 23/6, Petrolimex chưa “xin” Bộ Tài chính cho tăng giá 14 ngày sau đó. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa Petrolimex không thể đoán định được biến động về giá của sản phẩm kinh doanh chính trong 10 ngày. Do thế, có thể coi lần tăng giá này là điển hình cho “màn” phối hợp rất vụng về giữa cơ quan quản lý và DN kinh doanh mặt hàng chiến lược là xăng dầu. Nhưng đâu có riêng giá xăng dầu, mà việc quản lý giá sữa, giá điện… cũng thường xuyên vụng về, kém hiệu quả. Đó mới là vấn đề cần phải… nhớ, để mà tránh sốc.

Lạm phát sẽ đón đầu
Rõ ràng là, đợt tăng giá xăng dầu lần này sẽ gây tác động rất lớn tới thị trường vận tải. Vì nó diễn ra cùng lúc với đợt siết chặt cân trọng tải đường bộ do Bộ GTVT đang thực hiện. Ở đây có điều cần làm rõ, là việc siết chặt cân trọng tải đã giúp ngăn chặn tình trạng chở quá tải, tàn phá đường bộ, và từng bước điều chỉnh cơ cấu sản lượng giữa các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển. Với nỗ lực của Bộ GTVT, cước vận tải đường bộ không tăng, nhưng ngược lại đã làm chi phí vận tải hàng hóacủa các chủ hàng buộc phải tăng gấp 2 – 3 lần. Lý do vì các xe vận tải phải chở đúng tải.
 

hai-yeu-to-thuc-day-mat-bang-gia-moi-cho-cuoc-van-tai

 

Cước phí vận tải đường bộ sẽ có mặt bằng giá mới

Giá hàng hóa, dịch vụ, trong đó có giá xăng dầu và chi phí vận tải là những là căn cứ quan trọng nhất để tính chỉ số tiêu dùng (PCI) toàn xã hội. Do thế, có thể hiểu là chi phí vận tải tăng vọt lần này chắc chắn sẽ là tác động lớn nhất tới tăng CPI của năm 2014. Mặt khác, dù chắc chắn chi phí vận tải tăng cao sẽ “nhào nặn” ra giá hàng hóa mới, nhưng tỷ lệ tăng giá hàng hóa là bao nhiêu thì lại là điều chưa rõ ràng. Nhưng điều chưa rõ ràng lớn nhất nữa là giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã không có sự bàn bạc, thống nhất về những tác động cùng lúc của tăng chi phí vận tải, tăng giá xăng dầu vào tăng chỉ số CPI. Nói cách khác, là điều đó cho thấy hai bộ này đã không có phương án phối hợp tránh gây “sốc” về tăng giá các loại dịch vụ, hàng hóa chủ chốt. Đương nhiên, hậu quả của sự thiếu phối hợp ở tầm vĩ mô này sẽ là thực tế chi phí những dịch vụ, mặt hàng thiết yếu sẽ tăng mạnh. Thực tế, xăng dầu, chi phí vận tải đã tăng, trong khi đó thì điện, than, nhu yếu phẩm lúc nào cũng chực chờ tăng giá.

Như vậy là, việc xăng dầu tăng giá lần này cùng với siết chặt cân tải trọng đường bộ sẽ đóng vai trò quyết định trong định hình lại thị trường vận tải. Và từ đó tác động tăng giá nhiều loại hàng hóa. Nhưng theo một lãnh đạo của Bộ Tài chính, thì tác động của tăng chi phí vận tải, xăng dầu sẽ thể hiện rõ trong khoảng 3 tháng tới. Từ bây giờ, các cơ quan chức năng đã bắt đầu chuẩn bị các phương án ổn định thị trường trong các tháng cuối năm, trong đó có tính tới thực tế chi phí vận tải sẽ tăng cao bất thường tác động tới giá hàng hóa. Đó dường như là một ý kiến mang tính an ủi.

 

Theo: vantainoidia.com.vn

vantailiennamviet.com - All Rights Reserved