Giấy đăng ký xe ôtô ngân hàng giữ, dùng bản phôtô khi tham gia giao thông có bị phạt?
Giấy đăng ký xe ôtô ngân hàng giữ, dùng bản phôtô khi tham gia giao thông có bị phạt?
vận tại bắc nam
vận chuyển bắc nam
vận chuyển uy tính
vận chuyển chất lượng
vận chuyển nhanh chóng
vận tải liên nam việt
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Giao thông đường bộ 2008;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm;
- Công văn 2916/C67-P9 ngày 31-5-2017 của Bộ Công an;
- Công văn số 3851/NHNH-PC ngày 24-5-2017 của Ngân hàng Nhà nước.
2. Nội dung cụ thể:
Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định: Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
"1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới"
Như vậy, quy định người lái xe tham gia giao thông phải mang giấy đăng ký xe bản gốc đã có từ lâu. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn chưa thống nhất giữa Ngân hàng và Bộ công an. Chính vì vậy, hiện nay Bộ Công an mới ban hành Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31-5-2017 khẳng định lại việc xử phạt vi phạm hành chính với những tài xế không xuất trình được bản gốc giấy đăng ký xe là chính xác và không chấp nhận dùng bản sao giấy đăng ký xe có công chứng/chứng thực và xác nhận của ngân hàng.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Công văn số 3851/NHNH-PC ngày 24-5-2017 để hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc thực hiện đúng quy định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Theo đó, bên thế chấp (người vay tiền ngân hàng) được giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
Vậy với những giao dịch với ngân hàng từ thời điểm này, cá nhân, tổ chức cần lưu ý yêu cầu ngân hàng giao lại bản chính giấy đăng ký xe để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông
3. Mức xử lý vi phạm:
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 7 điều này;
b) Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định)”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại tương tự ô tô mà không mang theo GPLX, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.